HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành. Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế (SMI) - Hotline: 0912822628
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG

Về việc: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành

Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế (Viết tắt là Công ty Quốc tế hoặc SMI)

Cơ quan hòa giải lao động: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh

Tòa án sơ thẩm: Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh

Tòa án phúc thẩm: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tranh chấp của vụ án: Tranh chấp về lao động giữa Nguyên đơn và Bị đơn; Tranh chấp về hành chính giữa Nguyên đơn và Cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Chứng minh và chứng cứ: HGV và đại diện của SMI đã thừa nhận SMI không chứng được lỗi của ông Thành thì chỉ cần Biên bản hòa giải lao động và Quyết định số 18/QĐ/2013 của SMI cũng đủ chứng cứ chứng minh SMI đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Tóm tắt nội dung án oan sai: Ông Thành vẫn  hành nghề lái xe hợp pháp sau khi Tòa án phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm chứng minh Tòa án hai cấp đã không căn cứ chứng cứ và tranh luận thấu tình đạt lý của ông Thành mà chỉ căn cứ lý do vô căn cứ và trái pháp luật của Công ty Quốc tế để giải quyết vụ án trái pháp luật theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng.

- Hồ sơ vụ án lao động sơ thẩm số 56/2013/TLLĐ-ST ngày 30/5/2013 và vụ án lao động phúc thẩm số 91/2013/LĐPT ngày 09/12/2013 có tài liệu không hợp pháp nhưng được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án; có tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện của ông Thành là có căn cứ và hợp pháp nhưng bị cố ý bỏ qua theo ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng; không có tài liệu, chứng cứ bổ sung của ông Thành vì Tòa án hai cấp không thực hiện thu thập tài liệu, chứng cứ và Tòa án phúc thẩm không lập biên nhận tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu có căn cứ và hợp pháp của ông Thành.

- Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013 và Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2014 là các bản án được xét xử trái pháp luật và theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng.


Án oan sai: Ai làm gì được ta?

Tòa án lạm quyền tùy tiện thay đổi thẩm phán phụ nhưng không tuân thủ pháp luật thay đổi người tiến hành tố tụng theo yêu cầu có căn cứ và hợp pháp của đương sự là không công bằng.

Cản trở việc khởi kiện bằng yêu cầu Nguyên đơn cung cấp cho Tòa án bản sao hợp đồng miệng. Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là chứng cứ chứng minh hợp đồng miệng được Nguyên đơn giao nộp cho Tòa án ngay từ khi nộp đơn khởi kiện nhưng Tòa án lại trả lời khiếu nại rằng Nguyên đơn không cung cấp các chứng cứ theo yêu cầu... chỉ là hai trong số nhiều hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền.

Lạm quyền tiếp tay cho lý do trái Điều 87 của Bộ luật lao động của Công ty Quốc tế nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan hòa giải lao động lẩn trốn yêu cầu xử lý kỷ luật theo hình thức bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với những cán bộ có sai phạm và khai trừ đảng đối với những đảng viên có sai phạm.

Ta là Hội đồng xét xử, ta là Thẩm phán, ta là Phó Chánh án, ta là Chánh án, ta làm theo ý chí chủ quan của ta chứ cần gì phải tuân thủ pháp luật, ai làm gì được ta? Ai? Không ai? Vậy thì ta cứ hồn nhiên vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thản nhiên ra quyết định trái pháp luật rất nghiêm trọng và ngang nhiên ban hành bản án trái pháp luật đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án oan sai này là minh chứng cho tuyên bố bất chấp pháp luật của ta.

  
Lý do không được chứng minh là lý do có căn cứ và hợp pháp


Căn cứ Điều 87 của BLLĐ và Điều 80 của BLTTDS thì
ông Thành có quyền và nghĩa vụ không phải chứng minh là mình không có lỗi và
Biên bản hòa giải lao động và Quyết định số 18 là chứng cứ chứng minh SMI đã
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.


“Xe Captival 52LD-4812 máy dầu bị đổ nhầm xăng vẫn chạy bình thường”


Chữ ký trong Quyết định số 18 và Giấy ủy quyền khác nhau


Lốp cũ xe CAPTIVAL của Nhật (MADE IN JAPAN)


Lốp mới xe CAPTIVAL của Thái Lan (THAILAND)


Nhân chứng xác nhận báo giá của mình

(chưa hết thời gian thử việc theo qui định) là nội dung vô hiệu theo quy định của pháp luật
(chưa hết thời gian thử việc theo qui định) là nội dung bị vô hiệu do trái pháp luật

THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

Ta là Hội đồng xét xử, ta là Thẩm phán, ta là Phó Chánh án, ta là Chánh án, ta làm theo ý chí chủ quan của ta chứ cần gì phải tuân thủ pháp luật, ai làm gì được ta? Ai? Không ai? Vậy thì ta cứ hồn nhiên vi phạm pháp luật, thản nhiên ra quyết định trái pháp luật và ngang nhiên ban hành bản án trái pháp luật. Vụ án tranh chấp lao động này là minh chứng cho tuyên bố bất chấp pháp luật của ta.

án oan sai, an oan sai, thành, thanh, smi, công ty tnhh sài gòn đồ gỗ quốc tế, cong ty tnhh sai gon do go quoc te
Ông Thành bị con chó dại cắn và cướp lại chứng cứ
 

Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 4/9/2013  của Tòa án sơ thẩm là Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh và Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/9/2014 của Tòa án phúc thẩm là Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là các bản án oan sai. Bản án không thể hiện được sự nghiêm minh, mục đích giáo dục và răn đe, tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật.

HGV và đại diện của SMI đã thừa nhận SMI không chứng minh được lỗi của ông Thành thì Biên bản hòa giải lao động và Quyết định số 18/QĐ/2013 đương nhiên là chứng cứ chứng minh SMI đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. SMI không chứng minh được lỗi của ông Thành theo Điều 87 và thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng theo hình thức sa thải tại điểm c khoản 1 Điều 84 và hoàn toàn trái Điều 85 và Điều 38 của Bộ luật lao động là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Giả sử có thử việc thì tại thời điểm ngày 26/3/2013 là thời gian làm việc chính thức theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, khoản 8 Điều 3 và khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT. Do đó, nội dung “(chưa hết thời gian thử việc theo qui định)” tại Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/3/2013 của Công ty Quốc tế (Quyết định số 18) đương nhiên là trái quy định của pháp luật và là nội dung bị vô hiệu. Tuy nhiên, Cơ quan hòa giải lao động và Tòa án hai cấp đã lạm quyền tùy tiện áp đặt trái pháp luật rằng “ông Thành đang trong thời gian thử việc”.

Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT chứng minh Cơ quan hòa giải lao động và Tòa án hai cấp không phải là cơ quan có thẩm quyền quyết định người có giấy phép lái xe không đạt yêu cầu lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe. Tuy nhiên, Cơ quan hòa giải lao động và Tòa án hai cấp đã lạm quyền tùy tiện áp đặt trái pháp luật rằng “ông Thành không đạt yêu cầu (?)”.

Pháp luật lao động chứng minh việc áp đặt thời gian thử việc và việc làm thử là hoàn toàn trái với quy định tại Điều 9 và Điều 32 của Bộ luật lao động “quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau” và đương nhiên bị vô hiệu. Thực tiễn chứng minh nghề lái xe là miễn thử việc và ông Thành vẫn hành nghề lái xe hợp pháp sau khi Bản án phúc thẩm quyết định y án sơ thẩm được ban hành.

Tại Biên bản hòa giải lao động ngày 24/4/2013, Hòa giải viên (HGV) cho rằng “ông Thành không chứng minh được việc mình đã làm là đúng (?)”. Nội dung này mâu thuẫn với bà Châu là đại diện của SMI đã thừa nhận “Không biết vì sao 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 là lỗi của ông Thành”, mâu thuẫn với HGV đã thừa nhận “Công ty Quốc tế không chứng minh được lỗi vi phạm của ông Thành như đã nêu trong Quyết định số 18”, mâu thuẫn với quyền và nghĩa vụ không phải chứng minh của ông Thành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 80 của Bộ luật tố tụng dân sự, mâu thuẫn với thực tế là ông Thành đã chứng minh 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 không phải là lỗi của ông Thành như HGV và đại diện của SMI đã thừa nhận. Bất chấp pháp luật, chứng cứ và tranh luận thấu tình đạt lý của ông Thành, Tòa án hai cấp lạm quyền tùy tiện áp đặt 2 trong 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 mà SMI áp đặt trái quy định tại Điều 87 của Bộ luật lao động là lỗi của ông Thành (?).

Lý do của Cơ quan hòa giải và Tòa án hai cấp áp đặt hoàn toàn trái Điều 32 của Bộ luật lao động và mâu thuẫn với lý do của Công ty Quốc tế. Lý do “việc làm thử không đạt yêu cầu (?)” là hoàn toàn trái pháp luật và mâu thuẫn với lý do “Ông Nguyễn Đức Thành đã gây ra 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18”. Không chứng minh được lỗi vi phạm của ông Thành như đã nêu trong Quyết định số 18 thì đương nhiên lý do cho nghỉ việc tại Quyết định này là lý do vô căn cứ và trái pháp luật.

  

Có đủ cơ sở để kết luận “SMI đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo hình thức sa thải trái pháp luật” và bác bỏ “nội dung (chưa hết thời gian thử việc theo qui định) và lý do nêu trong Quyết định số 18” nhưng HGV lại đùn đẩy trách nhiệm này lên Tòa án hai cấp. Tuy nhiên, Tòa án hai cấp cũng không tuyên bố vô hiệu nội dung “(chưa hết thời gian thử việc theo qui định)” theo quy định tại khoản 4 Điều 166 của Bộ luật lao động, không tuyên bố lý do mà Công ty Quốc tế áp đặt trái Điều 87 của Bộ luật này là lý do vô căn cứ và trái pháp luật, không tuyên bố SMI đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo hình thức sa thải tại điểm c khoản 1 Điều 84 là trái quy định của pháp luật tại Điều 85 và điểm b khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 38 của Bộ luật này.

Ngược lại, Cơ quan hòa giải và Tòa án hai cấp lạm quyền tùy tiện áp đặt trái Điều 32 của Bộ luật lao động để giải quyết tranh chấp lao động giữa ông Thành và SMI đã làm phát sinh tranh chấp hành chính giữa ông Thành và các cơ quan này. Các văn bản bị khiếu nại của các cơ quan này đều không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng các cơ quan này lại căn cứ vào chính văn bản bị khiếu nại để trả lời khiếu nại và giải quyết khiếu nại trái pháp luật. Bất chấp pháp luật, có những yêu cầu giải quyết khiếu nại không được các cơ quan này giải quyết.

Căn cứ vào các hành vi vi phạm pháp luật của những người liên quan trong việc giải quyết vụ án này, ông Thành đưa ra lý do tương tự lý do của SMI để yêu cầu xử lý kỷ luật theo hình thức bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với những người có sai phạm. Trái với hành vi lạm quyền nhiệt tình tiếp tay cho lý do tùy tiện sa thải người lao động trái pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đều phớt lờ và không giải quyết.

Giao dịch dân sự do một bên đơn phương áp đặt thực hiện tại thời điểm phát sinh tranh chấp không phải là giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện và là giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn về mặt pháp luật và do lỗi đánh máy của Toa an và do pháp luật không quy định hai bên phải thực hiện giao dịch dân sự này. Tòa án không cho thực hiện đối chất và không tuyên bố giao dịch dân sự bị vô hiệu là cố ý thực hiện trái quy định của pháp luật. Bị đơn đơn phương áp đặt lỗi nhưng không chứng minh được lỗi của Nguyên đơn và pháp luật không quy định lỗi của Bị đơn áp đặt cho Nguyên đơn là lỗi thì Nguyên đơn có quyền và nghĩa vụ không phải chứng minh là mình không có lỗi nhưng Nguyên đơn vẫn cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh là mình không có lỗi. Đương nhiên, lỗi không phải là lý do có căn cứ và hợp pháp để Bị đơn đơn phương chấm dứt giao dịch dân sự mà hai bên đã thỏa thuận. Do đó, Bị đơn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Không căn cứ vào chứng cứ và chứng minh thấu tình đạt lý của Nguyên đơn mà chỉ căn cứ vào lý do vô căn cứ và trái pháp luật của Bị đơn để tuyên án theo ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng thể hiện Tòa án xét xử không công bằng, không khách quan, không chính xác và không đúng pháp luật. Không chấp nhận các yêu cầu có căn cứ và hợp pháp của Nguyên đơn là xâm phạm danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn.

Rất mong người đọc được an oan sai này sẽ phát huy quyền giám sát, hiện thực hóa được quyền khiếu nại, tố cáo của mình để cùng nhau góp phần làm trong sạch môi trường tố tụng, chung tay quyết liệt đấu tranh đến cùng làm cho người sai phạm có ăn thì nuốt cũng không trôi, chung lòng tích cực phòng chống có hiệu quả các bản án oan saiquyết định trái pháp luật sẽ còn tiếp tục xảy ra, chung sức tiến lên tiêu diệt hoàn toàn phần con của người sai phạm và xóa sổ tận gốc rễ tệ nạn án oan sai.

Tra cứu, trích dẫn Nội dung
Pháp luật lao động
Bộ luật dân sự
Bộ luật lao động
Luật bảo hiểm
Nghị định số 44

Khoản 4 Điều 166 BLLĐ

Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước tập thể, pháp luật lao động; thoả ước tập thể trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.

Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước tập thể bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại - Tố cáo
Luật tiếp công dân
Luật khiếu nại
Luât tố cáo
Luật tổ chức Tòa án
Luật tổ chức Viện kiểm sát
Luật tổ chức HĐND và UBND
Luật Mặt trận Tổ quốc VN
Luật viên chức
Luật tổ chức cán bộ, công chức
Pháp lệnh về Kiểm sát viên
Pháp lệnh về Thẩm phán
Tố tụng hành chính
Luật tố tụng hành chính

Bút phê 474
Muốn khởi kiện Tòa án thì nộp đơn khởi kiện ở đâu? Cơ quan nào xét xử Tòa án? Tòa án có nghiêm túc tự phê bình không? Cơ sở niềm tin ở đâu để khởi kiện Tòa án? Ai cho dân niềm tin để khởi kiện Tòa án?
Văn bản khác
Thông tư số 46
Thông tư liên tịch số 03
Pháp lệnh về án phí và lệ phí
Luật giao thông đường bộ

Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

1. Các đương sự có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.

2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này;

b) Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu trữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;

d) Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá;

đ) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập;

e) Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g) Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành;

h) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;

i) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Tham gia phiên toà;

l) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

m) Tranh luận tại phiên tòa;

n) Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;

o) Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc người làm chứng;

p) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án;

q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án;

r) Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;

s) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;

t) Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

u) Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí theo quy định của pháp luật;

v) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

x) Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này;

y) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

Điều 59. Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này.

2. Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện.

Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này.

2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.

3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.

Điều 79. Nghĩa vụ chứng minh

1. Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

3. Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.

Điều 80.Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh

1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:

a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Toà án thừa nhận;

b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;

c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.

2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.

3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự.

Điều 81.Chứng cứ

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

Điều 82. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;

2. Các vật chứng;

3. Lời khai của đương sự;

4. Lời khai của người làm chứng;

5. Kết luận giám định;

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

7. Tập quán;

8. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;

9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Điều 83. Xác định chứng cứ

1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.

5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.

7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.

8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 84. Giao nộp chứng cứ

1. Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.

3. Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Điều 85. Thu thập chứng cứ

1. Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.

2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;

c) Trưng cầu giám định;

d) Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;

đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;

g) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

4. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

Điều 86. Lấy lời khai của đương sự

1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.

2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Toà án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Toà án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.

3. Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 57 của Bộ luật này phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.

Điều 87. Lấy lời khai của người làm chứng

1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Toà án hoặc ngoài trụ sở Toà án.

2. Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như việc lấy lời khai của đương sự quy định tại khoản 2 Điều 86 của Bộ luật này.

3. Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.

Điều 88. Đối chất

1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.

2. Việc đối chất phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của những người tham gia đối chất.

Điều 89. Xem xét, thẩm định tại chỗ

1. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành với sự có mặt của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.

2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.

Điều 90. Trưng cầu giám định

1. Theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Người đã thực hiện việc giám định trước đó không được thực hiện giám định lại. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 46 của Bộ luật này không được thực hiện việc giám định.

Điều 91. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo

1. Trong trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền yêu cầu Toà án trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật này.

2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho Cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền.

3. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác.

Điều 93. Uỷ thác thu thập chứng cứ

1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án có thể ra quyết định uỷ thác để Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.

2. Trong quyết định uỷ thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ tranh chấp và những công việc cụ thể uỷ thác để thu thập chứng cứ.

3. Toà án nhận được quyết định uỷ thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được uỷ thác trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định uỷ thác; trường hợp không thực hiện được việc uỷ thác thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc uỷ thác cho Toà án đã ra quyết định uỷ thác.

4. Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Toà án làm thủ tục uỷ thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.

Điều 94. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ

1. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu trữ chứng cứ cần thu thập đó.

2. Tòa án, Viện kiểm sát có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 95. Bảo quản chứng cứ

1. Chứng cứ đã được giao nộp tại Toà án thì việc bảo quản chứng cứ đó do Toà án chịu trách nhiệm.

2. Chứng cứ không thể giao nộp được tại Toà án thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.

3. Trong trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó.

Điều 96. Đánh giá chứng cứ

1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.

2. Toà án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ.

Điều 97. Công bố và sử dụng chứng cứ

1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Toà án không công bố công khai chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

3. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố công khai quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 99. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.

3. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.

Điều 100. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên toà do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

2. Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Điều 102. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.

10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

Điều 106. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết.

 

Điều 117.Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

2. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 99 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.

3. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Toà án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

4. Trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10, khoản 11 Điều 102 của Bộ luật này thì chỉ được phong toả tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.

Điều 124.Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều 125.Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Chánh án Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại Điều 124 của Bộ luật này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.

2. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 123 của Bộ luật này.

3. Tại phiên toà, việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.

Điều 3. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự

Mọi hoạt động tố tụng dân sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.

Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

Điều 7. Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ.

Điều 8. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.

Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Điều 16. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự

Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

3. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

Điều 9. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự

Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.

Điều 23a. Bảo đảm quyền tranh luận tố tụng dân sự

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Điều 24. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật của người tiến hành tố tụng dân sự hoặc của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động tố tụng dân sự.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo biết.

Điều 32a. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức

1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng.

2. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu hủy quy định tại khoản 1 Điều này, thì quyết định cá biệt đó được Tòa án xem xét trong cùng vụ việc dân sự. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đó được xác định theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật tố tụng hành chính.

3. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Điều này.

Điều 63. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

2. Những người sau đây được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.

Điều 184. Thành phần phiên hòa giải

1. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.

2. Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải.

3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.

Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho đương sự biết.

4. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải.

5. Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt.

Điều 185. Nội dung hoà giải

Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Điều 185a. Trình tự hòa giải

1. Trước khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải.

2. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải quy định tại Điều 185 của Bộ luật này.

3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.

4. Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.

5. Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.

Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

3. Các trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 199 của Bộ luật này.

Điều 234. Phát biểu của Kiểm sát viên

1. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

Điều 273a. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm

Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.

Điều 257. Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm

1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

2. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm hoặc Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.

Điều 262. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu

1. Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu.

2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.

Điều 264. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm

1. Người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.

2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm.

Điều 266. Hoãn phiên tòa phúc thẩm

1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.

2. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp người có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.

3. Người kháng cáo, người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì việc hoãn phiên tòa, đình chỉ xét xử phúc thẩm hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 199, 202, 204, 205 và 206 của Bộ luật này.

4. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 208 của Bộ luật này.

Điều 277. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án

Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án sơ thẩm giải quyết lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được;

2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

Điều 284. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.

Điều 284a. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.

2. Người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ.

3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.

Điều 284b. Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

2. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.

3. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.

4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.

Điều 288. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Điều 297. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm

Hội đồng giám đốc thẩm có các quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại;

4. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.

Điều 299. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại

Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau đây:

1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này;

2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;

3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Văn bản pháp luật
MH24
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn