HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành. Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế (SMI) - Hotline: 0912822628
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG

Về việc: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành

Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế (Viết tắt là Công ty Quốc tế hoặc SMI)

Cơ quan hòa giải lao động: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh

Tòa án sơ thẩm: Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh

Tòa án phúc thẩm: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tranh chấp của vụ án: Tranh chấp về lao động giữa Nguyên đơn và Bị đơn; Tranh chấp về hành chính giữa Nguyên đơn và Cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Chứng minh và chứng cứ: HGV và đại diện của SMI đã thừa nhận SMI không chứng được lỗi của ông Thành thì chỉ cần Biên bản hòa giải lao động và Quyết định số 18/QĐ/2013 của SMI cũng đủ chứng cứ chứng minh SMI đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Tóm tắt nội dung án oan sai: Ông Thành vẫn  hành nghề lái xe hợp pháp sau khi Tòa án phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm chứng minh Tòa án hai cấp đã không căn cứ chứng cứ và tranh luận thấu tình đạt lý của ông Thành mà chỉ căn cứ lý do vô căn cứ và trái pháp luật của Công ty Quốc tế để giải quyết vụ án trái pháp luật theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng.

- Hồ sơ vụ án lao động sơ thẩm số 56/2013/TLLĐ-ST ngày 30/5/2013 và vụ án lao động phúc thẩm số 91/2013/LĐPT ngày 09/12/2013 có tài liệu không hợp pháp nhưng được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án; có tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện của ông Thành là có căn cứ và hợp pháp nhưng bị cố ý bỏ qua theo ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng; không có tài liệu, chứng cứ bổ sung của ông Thành vì Tòa án hai cấp không thực hiện thu thập tài liệu, chứng cứ và Tòa án phúc thẩm không lập biên nhận tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu có căn cứ và hợp pháp của ông Thành.

- Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013 và Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2014 là các bản án được xét xử trái pháp luật và theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng.


Án oan sai: Ai làm gì được ta?

Tòa án lạm quyền tùy tiện thay đổi thẩm phán phụ nhưng không tuân thủ pháp luật thay đổi người tiến hành tố tụng theo yêu cầu có căn cứ và hợp pháp của đương sự là không công bằng.

Cản trở việc khởi kiện bằng yêu cầu Nguyên đơn cung cấp cho Tòa án bản sao hợp đồng miệng. Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là chứng cứ chứng minh hợp đồng miệng được Nguyên đơn giao nộp cho Tòa án ngay từ khi nộp đơn khởi kiện nhưng Tòa án lại trả lời khiếu nại rằng Nguyên đơn không cung cấp các chứng cứ theo yêu cầu... chỉ là hai trong số nhiều hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền.

Lạm quyền tiếp tay cho lý do trái Điều 87 của Bộ luật lao động của Công ty Quốc tế nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan hòa giải lao động lẩn trốn yêu cầu xử lý kỷ luật theo hình thức bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với những cán bộ có sai phạm và khai trừ đảng đối với những đảng viên có sai phạm.

Ta là Hội đồng xét xử, ta là Thẩm phán, ta là Phó Chánh án, ta là Chánh án, ta làm theo ý chí chủ quan của ta chứ cần gì phải tuân thủ pháp luật, ai làm gì được ta? Ai? Không ai? Vậy thì ta cứ hồn nhiên vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thản nhiên ra quyết định trái pháp luật rất nghiêm trọng và ngang nhiên ban hành bản án trái pháp luật đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án oan sai này là minh chứng cho tuyên bố bất chấp pháp luật của ta.

  
Lý do không được chứng minh là lý do có căn cứ và hợp pháp


Căn cứ Điều 87 của BLLĐ và Điều 80 của BLTTDS thì
ông Thành có quyền và nghĩa vụ không phải chứng minh là mình không có lỗi và
Biên bản hòa giải lao động và Quyết định số 18 là chứng cứ chứng minh SMI đã
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.


“Xe Captival 52LD-4812 máy dầu bị đổ nhầm xăng vẫn chạy bình thường”


Chữ ký trong Quyết định số 18 và Giấy ủy quyền khác nhau


Lốp cũ xe CAPTIVAL của Nhật (MADE IN JAPAN)


Lốp mới xe CAPTIVAL của Thái Lan (THAILAND)


Nhân chứng xác nhận báo giá của mình

(chưa hết thời gian thử việc theo qui định) là nội dung vô hiệu theo quy định của pháp luật
(chưa hết thời gian thử việc theo qui định) là nội dung bị vô hiệu do trái pháp luật

THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

ĐƠN KHIẾU NẠI
Sửa đổi, bổ sung, hợp nhất

Về việc: Quyết định và hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền; Vi phạm thời hạn thụ lý và chuẩn bị xét xử; Không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại; Vi phạm thủ tục tố tụng tại phiên tòa; Không thu thập và không cung cấp tài liệu, chứng cứ; Hành vi trả lại đơn khiếu nại; ...

Việc tiến hành tố tụng của Tòa án và Viện kiểm sát không đảm bảo xét xử vô tư, công bằng, chính xác và đúng pháp luật. Việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không được thực hiện theo quy định của pháp luật, không bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời, làm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Thành.

Khiếu nại phương án hòa giải lao động có nhiều mâu thuẫn

Ngày 04/04/2013 là ngày ông Thành nộp đơn khởi kiện về việc “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”. Khi tiếp nhận đơn, ông Nguyễn Công Khả - “cán bộ” của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh đã cố tình không nhận đơn với lý do “ông Thành và Công ty Quốc tế không ký hợp đồng lao động bằng văn bản”. Ông Thành phải bổ túc kiến thức về hợp đồng giao dịch bằng miệng cho Nguyễn Công Khả thì “cán bộ” của Tòa án mới miễn cưỡng nhận đơn và không quên “thòng” thêm câu “tôi sẽ làm cho anh phải đi lại nhiều lần”. Hành vi cản trở khởi kiện còn được trợ giúp bằng Thông báo số 07/TB-TAQBTh ngày 11/04/2013 của Thẩm phán Lê Thị Hoài Yến, trong đó có yêu cầu ông Thành phải cung cấp “bản sao” hợp đồng lao động, rõ ràng đây là một yêu cầu đánh đố vì không có quy định về “công chứng” hợp đồng miệng. Trong quá trình giải quyết vụ án lao động sơ thẩm số 56/2013/TLST-LĐ ngày 30/05/2013 và phúc thẩm số 91/LĐPT ngày 09/12/2013, Tòa án sơ thẩm là Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh và Tòa án phúc thẩm là Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã cố ý thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác. Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 4/9/2013  của Tòa án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/9/2014 của Tòa án phúc thẩm là chứng cứ chứng minh hành vi bất chấp pháp luật, lạm quyền và tùy tiện xét xử vụ án theo ý chí chủ quan của cơ quan và những người tiến hành tố tụng.

Khi nộp đơn khởi kiện, ông Thành đã giải thích rõ hợp đồng lao động giữa ông Thành và Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc Tế được giao kết theo hình thức hợp đồng miệng. Nhưng Thông báo số 07/TB-TAQBTh ngày 11/04/2013, Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh lại đưa ra yêu cầu ông Thành nộp bản sao hợp đồng lao động. Đây là yêu cầu không có cơ sở thực hiện và cũng là hành vi hành chính nhằm cản trở việc khởi kiện.

I. NỘI DUNG KHIẾU NẠI

1. Vi phạm thời hạn

a. Vi phạm thời hạn thụ lý

Thứ nhất: Căn cứ khoản 4 Điều 171 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo là ngày 04/04/2013, chậm nhất là ngày ông Thành đã nộp văn bản Thực hiện Thông báo số 07 cho Tòa án sơ thẩm là ngày 12/04/2013. Tuy nhiên, đến ngày 30/05/2013 Tòa án sơ thẩm mới thụ lý vụ án là vi phạm tố tụng.

Thứ hai: Căn cứ khoản 1 Điều 255 của Bộ luật tố tụng dân sự, quy định về gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị, thể hiện “Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm”. Ông Thành được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 11 của Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12;

Căn cứ khoản 1 Điều 257 của Bộ luật tố tụng dân sự, quy định về thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm, thể hiện “Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý”. Ông Thành nộp đơn kháng cáo ngày 19/09/2013 theo đường bưu điện. Tòa án phúc thẩm nhận được đơn kháng cáo vào ngày 23/09/2013, nhận hồ sơ vụ án do Tòa án sơ thẩm chuyển đến ngày 27/11/2013 và ban hành Thông báo số 91/TB-TLVA_PT về việc thụ lý vụ án phúc thẩm vào ngày 09/12/2013. Hỏi: Tòa án phúc thẩm có vi phạm thời hạn thụ lý vụ án không?

Trích ý của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại kỳ hợp Quốc Hội khóa 13: “Không giải quyết yêu cầu, khiếu kiện của người dân trong thời hạn luật định là vi phạm pháp luật”.

b. Vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử

Thứ nhất: Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 của Bộ luật này phải được tính từ ngày thụ lý vụ án sơ thẩm theo quy định tố tụng là ngày 04/04/2013, chậm nhất là ngày 12/04/2013. Quyết định số 20 của Tòa án sơ thẩm thể hiện thời hạn chuẩn bị xét xử tính từ ngày 30/05/2013 là thực hiện trái quy định tố tụng.

Thứ hai: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 258 của Bộ luật tố tụng dân sự, quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thể hiện “Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án Toà án cấp phúc thẩm ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá một tháng”. Ông Thành không nhận được bất cứ văn bản, quyết định nào của Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm các số: Số 189/2014/QĐPT-LĐ ngày 21/01/2014, Số 707/2014/QĐPT-LĐ ngày 10/03/2014, Số 2106/2014/QĐPT-LĐ ngày 07/07/2014, Số 2641/2014/QĐPT-LĐ ngày 25/08/2014. Hỏi: Tòa án phúc thẩm có vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm không?

Chánh tòa Tòa lao động Nguyễn Xuân Tùng thừa nhận “Không đưa được vụ án lao động này ra xét xử trong thời hạn quy định là có vi phạm tố tụng”.

c. Vi phạm thời hạn giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ khoản 2 Điều 117 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án hai cấp đã vi phạm thời hạn giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ông Thành nộp đơn cho Tòa án sơ thẩm ngày 27/05/2013, cho Tòa án phúc thẩm ngày 04/11/2013. Hội đồng xét xử sơ thẩm không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay tại phiên tòa sơ thẩm. Tòa án đã không xem xét, giải quyết trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn. Văn bản số 346/TAQBTh ngày 03/06/2013 của Tòa án sơ thẩm được ban hành sau thời hạn ba ngày theo quy định kể từ ngày nhận đơn của ông Thành.

Điều 117. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

2. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 99 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.

d. Vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại

Thứ nhất: Căn cứ khoản 1 Điều 125 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án sơ thẩm vi phạm thời hạn giải quyết Đơn khiếu nại ngày 06/06/2013, Tòa án phúc thẩm vi phạm thời hạn giải quyết Đơn khiếu nại ngày 26/03/2014 và sửa đổi, bổ sung ngày 14/04/2014 của ông Thành khiếu nại về việc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định số 20/2013/QĐ-TA ngày 11/06/2013 của Tòa án sơ thẩm, Văn bản số 678/TATP-TL ngày 02/04/2014 và Quyết định số 474/TATP-TLĐ ngày 25/08/2014 (Quyết định số 474) của Tòa án phúc thẩm được ban hành sau thời hạn ba ngày theo quy định kể từ ngày nhận đơn khiếu nại của ông Thành.

Điều 125. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Chánh án Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại Điều 124 của Bộ luật này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.

Thứ hai: Căn cứ Điều 28 Luật khiếu nại thì “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý”. Căn cứ thời gian ông Thành nộp đơn khiếu nại lần đầu ngày 26/03/2014 thì quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Tòa án phúc thẩm là Quyết định số 474 được ban hành sau thời hạn giải quyết khiếu nại 45 ngày theo quy định.

2. Thụ lý mâu thuẫn xét xử: Áp đặt và giải quyết sai việc khởi kiện và trái pháp luật

Bản án sơ thẩm không phải là bản án có hiệu lực pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật, cũng không phải là tài liệu, chứng cứ chứng minh hợp đồng thử việc. Nhận định về tài liệu, chứng cứ của Bản án là “không có tài liệu, chứng cứ nào thể hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn” mâu thuẫn với nhận định “không có chứng cứ nào thể hiện hợp đồng thử việc có thời hạn và thỏa thuận về thời hạn hợp đồng thử việc” của Văn bản số 346/TAQBTh ghi ngày 03/06/2013 và Quyết định số 20/2013/QĐ-TA ghi ngày 11/06/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh. Nhận định về việc khởi kiện của Bản án là “đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc” mâu thuẫn với Thông báo thụ lý sơ thẩm là về việc “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”. Do đó, Bản án sơ thẩm không phải là căn cứ pháp lý hay hợp pháp để Tòa án phúc thẩm căn cứ thụ lý vụ án lao động là về việc “đơn chấm dứt hợp đồng thử việc”.

Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 của Bị đơn (viết tắt là QĐ18 của SMI) là chứng cứ để chứng minh hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nội dung của Quyết định này thể hiện thời điểm bắt đầu làm việc là ngày 01/03/2013 nhưng không thể hiện thời hạn, thời điểm kết thúc do hai bên thỏa thuận. Nhưng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, trong Quyết định này áp đặt nội dung “chưa hết thời gian thử việc theo quy định”, Bị đơn áp đặt thời gian thử việc theo quy định chung chung mà không chỉ rõ được thời điểm kết thúc hợp đồng theo quy định là ngày cụ thể nào. Do pháp luật lao động không quy định “NLĐ và NSDLĐ bắt buộc phải thực hiện thời gian thử việc khi giao kết hợp đồng lao động” nên căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 122 và Điều 127, Điều 135 của Bộ luật Dân sự thì nội dung “chưa hết thời gian thử việc theo qui định” của Quyết này bị vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là nội dung thử việc trong các văn bản khác phát sinh theo Quyết định này đều bị vô hiệu. Lái xe là công việc không xác định được thời điểm kết thúc. Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 27 của Bộ luật Lao động thì “Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng”; Căn cứ khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP thì hợp đồng lao động không xác định thời hạn áp dụng cho những (lái xe là) công việc không xác định được thời điểm kết thúc.

Bản án phúc thẩm thể hiện đúng việc khởi kiện của ông Thành là “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”. Tuy nhiên, Tòa án lạm quyền và bất chấp pháp luật áp đặt “ông Thành đang trong thời gian thử việc, việc làm thử là lái xe, thời gian thử việc là 30 ngày” mâu thuẫn với việc làm lái xe là miễn thử việc, “việc làm thử và thời gian thử việc” là nội dung vô hiệu của hợp đồng lao độnghợp đồng lao động miệng.

Yêu cầu giải quyết khiếu nại
Tòa án không xác định được thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận là bao nhiêu ngày. Thời gian thử việc được xác định theo thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá thời gian thử việc do pháp luật quy định. Căn cứ điểm i và k Luận cứ 1, điểm b, c, d, e và f Luận cứ 2 của Bản án phúc thẩm:
a) Tại sao tại dòng 14 trang 6 Bản án phúc thẩm áp đặt “ông Thành vẫn đang trong thời gian thử việc tại Công ty Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế”?
b) Dựa vào phương pháp toán học nào để Tòa án áp đặt “thời gian thử việc của ông Thành là 30 ngày” như Bản án phúc thẩm thể hiện tại hai dòng cuối trang 6?
c) Tài liệu, chứng cứ nào chứng minh ông Thành và Công ty Quốc tế có thỏa thuận thời gian thử việc là 30 ngày?

3. Không giải quyết đúng tranh chấp lao động

Sau khi thụ lý và trước khi xét xử vụ án sơ thẩm, Tòa án sơ thẩm tùy tiện xuyên tạc việc khởi kiện của ông Thành từ “đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật” thành “đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc” rồi cho rằng đây là tranh chấp và chỉ giải quyết tranh chấp này thay vì giải quyết “tranh chấp là 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18”. Văn bản 346 và Quyết định số 20 của Tòa án sơ thẩm chỉ trả lời chung là căn cứ tài liệu, chứng cứ mà không chỉ rõ là tài liệu, chứng cứ, nội dung nào chứng minh nhận định của Tòa án sơ thẩm là có căn cứ và hợp pháp.

3 lỗi nêu trong Quyết định cho nghỉ việc là tranh chấp lao động nhưng Tòa án lại bịa đặt ra tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc để đánh lừa đọc giả cẩu thả, cơ hội, vô cảm, vô trách nhiệm, vô liêm sỉ, năng lực yếu kém, nhằm dối trên, lừa dưới, qua mặt người “thẩm quyền, trách nhiệm, liêm sỉ, tâm trong, trí sáng, bản lĩnh vững vàng, lập trường kiên định và tinh thần tỉnh táo”.

Quyết định số 18 của SMI là nguồn gốc phát sinh tình tiết thử việc nên ông Thành yêu cầu Tòa án phúc thẩm tuyên bố nội dung “chưa hết thời gian thử việc theo qui định” của Quyết định này là nội dung vô hiệu trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm là có cơ sở.

Nội dung “chưa hết thời gian thử việc theo qui định” và nội dung “việc làm thử, thời gian thử việc” phát sinh theo nội dung “chưa hết thời gian thử việc theo qui định” trong hồ sơ vụ án là nội dung vô hiệu. Nhưng Tòa án không tuyên bố “Hợp đồng lao động giữa ông Thành và Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế giao kết bằng miệng ngày 26/02/2013 không có nội dung thỏa thuận về việc làm thử và thời gian thử việc. Nội dung thử việc là nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng gồm có nội dung thời gian thử việc phát sinh tại thời điểm hợp đồng bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật ngày 26/03/2013 làm phát sinh nội dung việc làm thử tại thời điểm khiếu nại ngày 27/03/2013. Nội dung thử việc là nội dung vô hiệu của hợp đồng đã được ông Thành chứng minh đúng pháp luật tại thời điểm cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ khởi kiện ngày 06/05/2013” theo quy định tại khoản 4 Điều 166 Bộ luật lao động”.

4. Không giải quyết tranh chấp hành chính trong vụ án có hai quan hệ tranh chấp

Vụ án này có hai loại quan hệ tranh chấp. Thứ nhất là quan hệ tranh chấp về lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thứ hai là quan hệ tranh chấp về hành chính giữa ông Thành và Tòa án. Nhưng Tòa án không giải quyết quan hệ tranh chấp thứ hai và giải quyết quan hệ tranh chấp thứ nhất không “vô tư, khách quan, công bằng, kịp thời, chính xác và đúng pháp luật”.

Bản án sơ thẩm và các tài liệu khác của Tòa án sơ thẩm không phải là căn cứ hợp pháp để Tòa án phúc thẩm cho rằng, ông Thành là nguyên đơn trong vụ tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc. Tòa án phúc thẩm có quyền và nghĩa vụ sửa, hủy bản án sơ thẩm và các tài liệu khác do Tòa án sơ thẩm ban hành trái pháp luật. Nếu Tòa án phúc thẩm sử dụng Bản án sơ thẩm và các tài liệu khác do Tòa án sơ thẩm ban hành thì Tòa án phúc thẩm phải giải quyết dứt điểm tranh chấp hành chính giữa ông Thành và Tòa án theo quan hệ pháp lý là quan hệ hành chính trước.

5. Lý do không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) không thống nhất theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì: Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) quy định tại khoản 4, Điều 102 là “Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền bồi thường cho người lao động”. Trường hợp áp dụng BPKCTT quy định tại khoản 1, Điều 99 là để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc bảo đảm việc thi hành án. Bộ luật này không quy định các trường hợp không thực hiện hoặc bị hạn chế quyền yêu cầu quyền áp dụng BPKCTT như “trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn của Văn bản số 678”. Vì vậy, yêu cầu “Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền bồi thường cho người lao động là BPKCTT áp dụng trong trường hợp để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, đảm bảo việc thi hành án” là có căn cứ và hợp pháp.

Sống là quyền cơ bản của con người theo quy định tại Điều 19, 34 và 43 của Hiến pháp. Người lao động sống bằng tiền lương từ việc làm hợp pháp của mình chứ không phải từ tiền trộm cắp, cướp giật, tham nhũng, hối lộ hay chạy án. Khi người lao động không có nguồn thu nhập từ tiền lương thì sự sống có bị đe dọa không? Nhu cầu sống có phải là nhu cầu cấp bách không mà Văn bản số 1733 lại cho rằng không thể hiện được nhu cầu cấp bách của đương sự? Còn các trường hợp khác là gì? Sự sống chết của con người mà Tòa án cứ thờ ơ và thản nhiên phớt lờ viện cớ là lý do “không thể hiện được nhu cầu cấp bách của đương sự”. Lý do của Tòa án là mơ hồ, mèo mù vớ cá độc, chết đuối gắng gượng bám víu cọc mục nát, không rõ ràng, không thuyết phúc và thể hiện sự vô trách nhiệm, vô nhân đạo, vô lương tâm, vô cảm của người có thẩm quyền, và đương nhiên, cũng là lý do chưa được chứng minh là lý do có căn cứ và hợp pháp. Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là hành vi đe dọa cuộc sống của người lao động được quy định tại khoản 2 Điều 38 của Hiến pháp mà nhu cầu cấp bách đã được thể hiện trong Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT ngày 04/11/2014. Ông Thành vẫn duy trì được sự sống để thực hiện hành trình gian nan đòi lại lẽ phải và bảo vệ công lý là nhờ vào quy luật “Trời nghiêm trị thì sớm muộn gì cũng sẽ bị quả báo. Người hại thì còn phải xem người bị hại là ai”. Lý do không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trong Văn bản số 678 đã bị phản tố bằng Đơn khiếu nại ngày 14/04/2014 nhưng đến nay Tòa án vẫn chưa giải quyết đúng quy định của pháp luật.
(Trích Đơn khiếu nại ngày 18/07/2014 của ông Thành)
Tòa án sơ thẩm sử dụng luận điệu hợp đồng thử việc (ông Thành và Công ty Quốc tế không thỏa thuận thực hiện loại hợp đồng này) trái pháp luật và chứa chấp mâu thuẫn làm lý do không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn khẩn cấp tạm thời là không có cơ sở. Do đó, Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của ông Thành là không có căn cứ, là lạm quyền giải quyết theo ý chỉ chủ quan của người có thẩm quyền, là hành vi cố ý làm sai lệch thông tin hồ sơ vụ án.
Căn cứ Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày 04/11/2013 đã thể hiện căn cứ pháp lý là khoản 1 Điều 99, khoản 4 Điều 102, khoản 1 Điều 100, khoản 2 Điều 117 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhưng Văn bản số 678 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại lập luận “Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự không thể hiện có việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc phải tạm ứng tiền bồi thường cho trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn”. Như ông Thành trình bày trong Đơn khiếu nại bổ sung ngày 14/04/2014, luận điệu ngang ngược này của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là trái luật. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cố ý làm trái pháp luật.
(Trích Đơn khiếu nại ngày 07/07/2014 của ông Thành)
Qua thực tế giải quyết vụ án, Tòa án không có cơ sở bác bỏ và đã không bác bỏ được 6 lý do thể hiện nhu cầu cấp bách cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thể hiện trong Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày 4/9/2013 và Đơn khiếu nại ngày 18/7/2014, Tòa án cũng không chứng minh được việc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là có cơ sở pháp lý.
Công ty Quốc tế thể hiện thái độ bất chấp pháp luật bằng việc không tham gia tố tụng sơ thẩm và phúc thẩm là cơ sở chứng minh việc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể gây thiệt hại không thể khắc phục.
(Trích Đơn khiếu nại ngày 03/09/2014 của ông Thành)

Lý do không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án các cấp thể hiện khác nhau, mỗi lần ra văn bản bản lại có một lý do mới chứ không lặp lại lý do cũ. Các lý do này chứng minh ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng thể hiện khác nhau và mỗi lúc mỗi khác chứ không thống nhất theo quy định của pháp luật. Các lý do này thể hiện ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng là “Sự sống chết của ông Thành thì mặc kệ cho ông Thành chết đi. Quyền và lợi ích hợp pháp của ông Thành cứ để Quốc hội quy định theo hình thức. Pháp luật không bằng cơ chế. Ta là Hội đồng xét xử, ta là Thẩm phán, ta là Chánh án, ta làm theo ý chí chủ quan của ta chứ cần gì phải tuân thủ pháp luật, ai làm gì được ta?”.

6. Không thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu có căn cứ và hợp pháp của ông Thành

Văn bản 678 và 1733 đều thể hiện Tòa án phúc thẩm thụ lý vụ án phúc thẩm trên cơ sở Bản án sơ thẩm là về việc “đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc”. Do đó, ông Thành phải làm rõ tại sao Bản án sơ thẩm lại thể hiện việc khởi kiện và tranh chấp lao động là “đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc”. Văn bản của Tòa án sơ thẩm trả lời Đơn yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ ngày 16/04/2014 và văn bản giải quyết khiếu nại của Cơ quan hòa giải lao động quận Bình Thạnh trả lời Đơn khiếu nại ngày 10/04/2014, theo quy định tại Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự, là chứng cứ chứng minh Bản án sơ thẩm thể hiện sai việc khởi kiện của ông Thành là “đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật” và tranh chấp lao động giữa ông Thành và SMI là “3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 của SMI”. Theo nguồn chứng cứ quy định tại khoản 1, 3, 9 Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự thì hai văn bản này là tài liệu đọc được của đương sự Tòa án, Cơ quan hòa giải lao động được cung cấp và thu thập theo quy định tại Điều 6, 7, 58, 59, 85, 94 Bộ luật tố tụng dân sự và các quy định khác của Luật khiếu nại. Tài liệu nằm ở trong đầu Thẩm phán Trần Đăng Tân và Hòa giải viên Nguyễn Văn Ngọc là tài liệu nghe được, khi các tài liệu nghe được này được thể hiện trong văn bản thì là tài liệu đọc được và nhìn được, các tài liệu nghe được, nhìn được và đọc được này được chấp nhận là chứng cứ nếu nội dung tài liệu không mâu thuẫn với nội dung trình bày của ông Thành, nếu có mâu thuẫn thì Tòa án thực hiện đối chất theo quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự để làm rõ và xác định các tài liệu đó có được chấp nhận là chứng cứ theo quy định tại Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự hay không. Ông Thành đã thực hiện quyền thu thập chứng cứ của mình để nộp cho Tòa án phúc thẩm nhưng hai cơ quan này không thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho ông Thành mà không có văn bản trả lời lý do về việc không cung cấp tài liệu, chứng cứ. Ông Thành đã yêu cầu Tòa án phúc thẩm thu thập chứng cứ theo Đơn yêu cầu ngày 29/04/2014, nhưng Văn bản 1733, Tòa án trả lời “trong hồ sơ không thể hiện 2 văn bản trả lời của 2 cơ quan này” thể hiện Tòa án phúc thẩm cố ý không thực hiện thu thập chứng cứ theo thẩm quyền sau khi ông Thành đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được.

Văn bản 1733 né tránh trả lời lý do vì sao Tòa án không cung cấp Biên bản Nghị quyết không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xét xử sơ thẩm cho ông Thành.

Ngày 29/04/2014 ông Thành nộp đơn yêu cầu thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ. Căn cứ khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Luật khiếu nại, Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã không thực hiện thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.

Thư ký Trần Thị Hiển từ chối cung cấp bản chụp Biên bản nghị quyết không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xét xử sơ thẩm mà không có văn bản của Tòa án nêu rõ lý do từ chối theo quy định tại Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự. Thẩm phán Trần Xuân Thủy có hành vi vi phạm khoản 1 Điều 13 Bộ luật này vì đã từ chối tiếp xúc và trả lời trực tiếp ông Thành về việc thực hiện Đơn yêu cầu thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ của ông Thành.

Ông Thành chỉ được đọc Biên bản nghị quyết nên chỉ biết lý do không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xét xử sơ thẩm là không có cơ sở pháp lý. Hậu quả của việc Tòa án không cung cấp Biên bản nghị quyết là ông Thành không thể nhớ nội dung lý do để trình bày rõ ràng và lập luận cụ thể nội dung chứng minh theo chứng cứ là Biên bản nghị quyết.

7. Tùy tiện thay đổi thẩm phán phụ nhưng không thay đổi người tiến hành tố tụng

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự thì không có khái niệm thẩm phán phụ. Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự thì những người tiến hành tố tụng chỉ bị thay đổi nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Vì vậy, QĐGQKN số 474 thể hiện các thẩm phán phụ có thể bị thay đổi do nhu cầu công việc là thay đổi theo ý chí chủ quan của Tòa án và không có cơ sở pháp luật.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 189/2014/QĐPT-LĐ ngày 21/01/2014 và Quyết định hoãn phiên tòa lao động phúc thẩm số 82/2014/QĐ-PT ngày 25/02/2014 của Tòa án phúc thẩm thể hiện Tòa án lạm quyền và tùy tiện thay Thẩm phán mà không cần báo trước và không phải giải quyết khiếu nại?

Thứ hai, điểm q Luận cứ 1 của Bản án phúc thẩm chứng minh Tòa án lạm quyền bác yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng của ông Thành là không có căn cứ.

8. Giải quyết khiếu nại như không giải quyết, trái pháp luật, vượt thẩm quyền; Không giải quyết khiếu nại

a) Khiếu nại cấp sơ thẩm

Ông Thành nộp Đơn khiếu nại ngày 06/06/2013, về việc vi phạm thủ tục tố tụng, trước ngày (08/06/2013) nhận được Văn bản số 346/TAQBTh ghi ngày 03/06/2013 (Văn bản số 346); Nộp Văn bản phúc đáp Văn bản số 346 ngày 12/06/2013 trước ngày nhận được Quyết định số 20/2013/QĐ-TA ghi ngày 11/06/2013 (Quyết định số 20); Nội dung khiếu nại Quyết định số 20 được thể hiện tại văn bản Tranh luận sơ thẩm ngày 15/08/2013 và Đơn khởi kiện sửa đổi, bổ sung ngày 04/09/2013. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã không giải quyết khiếu nại tại phiên tòa lao động sơ thẩm ngày 04/09/2013.

Tòa án từ chối cung cấp Đơn đề nghị xét xử vắng mặt ngày 23/08/2013 của bà Hồ Thị Bảo Châu trước khi mở phiên tòa ngày 02/09/2013. Hội đồng xét xử không giải quyết khiếu nại của ông Thành khiếu nại Giấy ủy quyền ngày 02/07/2013 của Công ty Quốc tế là giấy ủy quyền không hợp pháp. Sau khi tuyên án, Tòa án không cho ông Thành xem và không cung cấp biên bản phiên tòa cho ông Thành.

b) Khiếu nại cấp phúc thẩm

Ông Thành có hai đơn khiếu nại, một đơn yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết, một đơn yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.

Thứ nhất, Tòa án chỉ ra Văn bản số 678/TATP-TL ghi ngày 02/04/2014 (Văn bản số 678) trả lời Đơn khiếu nại ngày 26/03/2014. Tuy nhiên Tòa án không giải quyết Đơn khiếu nại sửa đổi, bổ sung ngày 14/04/2014 về khiếu nại Văn bản số 678.

Thứ hai, Đơn khiếu nại ngày 07/07/2014 thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án. Tuy nhiên, Chánh tòa Tòa lao động Nguyễn Xuân Tùng lại là người tiếp xúc giải quyết khiếu nại với nội dung chủ yếu là thuyết phục ông Thành rút đơn khiếu nại, Thẩm phán Trần Xuân Thủy là người ra Văn bản số 1733/TATP-TLĐ ghi ngày 04/07/2014 (Văn bản số 1733) sau khi ông Tùng hứa bằng biên bản sẽ chuyển đơn cho Lãnh đạo Tòa án giải quyết, chỉ sau khi ông Thành nộp Đơn khiếu nại sửa đổi, bổ sung ngày 15/08/2014 thì Phó Chánh án Nguyễn Văn Châu mới ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 474/TATP-TLĐ ghi ngày 25/08/2014 (Quyết định số 474). Nghiêm trọng hơn, Đơn khiếu nại sửa đổi, bổ sung ngày 03/09/2014 không được giải quyết. Rất nghiêm trọng, Phó chánh văn phòng Tòa án ra Văn bản số 2299/TATP-VP ghi ngày 06/11/2014 (Văn bản số 2299) trả lại Đơn khiếu nại sửa đổi, bổ sung ngày 29/10/2014.

Thứ ba, việc giải quyết khiếu nại chỉ thực hiện theo hình thức chứ không được thực hiện theo quy định của pháp luật; không bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Nhiều yêu cầu giải quyết khiếu nại không được giải quyết.

Căn cứ điều khoản của văn bản pháp luật nào mà Tòa án lạm quyền ra tối hậu thư áp đặt Văn bản số 1733, rồi lại ra tối hậu thư áp đặt Quyết định số 474 là văn bản, quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng? Văn bản số 2299 trả lời “...Hội đồng xét xử của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử vụ án nên không còn thẩm quyền giải quyết...”?

Thứ tư, Văn bản số 451/LĐTBXH ngày 27/6/2014 của Phòng LĐTBXH quận Bình Thạnh được ban hành trước khi diễn ra các phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 23/7/2014 và ngày 12/9/2014 nhưng Tòa án phúc thẩm là Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không tiến hành thu thập Văn bản này theo Đơn yêu cầu ngày 29/04/2014 của ông Thành.

c) Khiếu nại tối cao

d) Khiếu nại giám sát: Giám sát tuân việc tuân thủ pháp luật; Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Thứ nhất, Đơn khiếu nại ngày 18/11/2014 thuộc thẩm quyền giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nhưng đến ngày 10/8/2015 Ban thường trực mới trả lời trái pháp luật thể hiện tại Văn bản số 777/MTTQ-BTT ngày 10/8/2015 là đơn khiếu nại của ông Thành không thuộc thẩm quyền giải quyết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. Chi tiết xem Văn bản số 777.

Thứ hai, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trả lại Đơn khiếu nại ngày 29/10/2014 kèm theo Phiếu thông báo và chỉ dẫn số 412/VKS-P7 ngày 30/10/2014 (Viết tắt là Văn bản số 412) và nhận lại Đơn khiếu nại ngày 29/10/2014 kèm theo Đơn khiếu nại ngày 14/11/2014 khiếu nại Văn bản số 412 theo Giấy biên nhận số 01/14/GBN-VKS-KT ngày 14/11/2014; lập Biên biên bản làm việc ngày 05/12/2014 về việc giải quyết Đơn khiếu nại ngày 14/11/2014; nhận Đơn nhắc nhở ngày 05/08/2015 theo yêu cầu của Kiểm sát viên Huỳnh Ngọc Phương; nhận Đơn khiếu nại sửa đổi, bổ sung ngày .../09/2015 theo yêu cầu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Thúy Phượng.

Sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức
Ông Thành rất không hài lòng về việc ngày 18/08/2015 Kiểm sát viên Nguyễn Thị Thúy Phượng và Phan Nhứt Thống trả lời là không biết Đơn khiếu nại ngày 29/10/2014 đang ở đâu, ai xử lý đơn, trước đó Kiểm sát viên Huỳnh Ngọc Phương cũng trả lời như vậy mặc dù chính ông Phương đã trả lời là sẽ chuyển Đơn khiếu nại ngày 29/10/2014 cho Phòng Nghiệp vụ xử lý. Nghiêm trọng hơn, Kiểm sát viên Nguyễn Thị Thúy Phượng không biết mình là người bị khiếu nại.

II. YÊU CẦU GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1. Căn cứ khoản 2 Điều 17 và các điều 282, 283, 284 Bộ luật tố tụng dân sự; Chánh án hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Viện trưởng hoặc Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, ... thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 285 của Bộ luật này để xét lại Bản án lao động phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/9/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Căn cứ khoản 2 Điều 17 và các điều 40, 44, 282, 283, 284, khoản 1 Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để xét lại Bản án lao động phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/9/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

3. Cho ông Thành xem toàn bộ hồ sơ vụ án thụ lý số 91/2013/LĐPT ngày 09/12/2013 và sao chụp những tài liệu mà ông Thành chưa được biết và chưa được sao chụp: Hai giấy ủy quyền của Công ty Quốc tế (SMI), trong đó có một giấy ủy quyền ngày 25/11/2013; Đơn đề nghị xét xử vắng mặt ngày 23/08/2014 của SMI; Quyết định không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xét xử sơ thẩm ngày 04/09/2013; tài liệu khác (nếu có).

4. Sửa đổi, bổ sung Yêu cầu 4, Yêu cầu 12 của Đơn khiếu nại ngày 07/07/2014 và Yêu cầu 2 của Đơn khiếu nại ngày 03/09/2014 như sau:

Thực hiện khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 41 Pháp lệnh số 02/2002/PL-UBTVQH11 ngày 04/10/2002; Các điều 5, 6, 16, 17, 18, 19, 52 Luật viên chức; Các điều 8, 9, 10, 15, 17, 18, 78, 79 Luật cán bộ, công chức; Các điều 5, 6, 9, 10, 11, 12, 15, 28, điểm c Khoản 2 Điều 24 Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Xử lý kỷ luật cán bộ có chức danh tư pháp theo hình thức cách chức, bãi nhiệm, cho thôi việc đối với:

- Ông Phạm Doãn Hiếu    - Thẩm phán TAND quận Bình Thạnh;

Lý do: Là Chánh án nhưng không ký vào Quyết định phân công giải quyết vụ việc dân sự số 56/QĐ-PCTP-LĐ ngày 30/05/2013. Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 20/2013/QĐ-TA ngày 11/06/2013 có nội dung mâu thuẫn, gây tranh cãi và trái pháp luật.

- Ông Trần Đăng Tân      - Thẩm phán TAND quận Bình Thạnh;

Lý do: Là Thẩm phán nhưng lại thực hiện dễ dàng và trót lọt hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng không biết nhận lỗi. Vi phạm tố tụng vượt quá nhiều với giá ông chủ đã mua.

- Bà Lê Thị Hoài Yến       - Thẩm phán TAND quận Bình Thạnh;

Lý do: Là Thẩm phán nhưng lại cố ý cản trở việc khởi kiện bằng việc yêu cầu đương sự cung cấp “bản sao” hợp đồng lao động miệng. Yêu cầu không thể thực hiện nhưng Tòa án sơ thẩm vẫn thụ lý vụ án.

- Ông Mã Văn Trọng       - Hội thẩm nhân dân TAND quận Bình Thạnh;

Lý do: Là Hội thẩm nhân dân nhưng lại tham gia cho đủ số lượng thành viên gia Hội đồng xét xử sơ thẩm, nhưng không xét xử độc lập. Biên bản nghị quyết không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và Bản án sơ thẩm là chứng cứ chứng minh ông Trọng không tuân thủ pháp luật khi xét xử.

- Bà Bùi Thị Cẩm Vân     - Hội thẩm nhân dân TAND quận Bình Thạnh;

Lý do: Là Hội thẩm nhân dân nhưng lại đồng lòng, đồng tình, đồng thuận, đồng chí, đồng minh, đồng đội, đồng phòng, đồng phạm với ông Trọng và ông Tân.

- Ông Nguyễn Văn Châu – Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Lý do: Là Phó Chánh án nhưng lạm quyền và bất chấp pháp luật ký vào Quyết định giải quyết khiếu nại số 474/2014/TATP-TLĐ ngày 25/8/2014 có nội dung giải quyết khiếu nại trái pháp luật và mâu thuẫn với Đơn khiếu nại ngày 3/9/2014 của ông Thành.

- Ông Nguyễn Văn Xuân – Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Lý do: Là Thẩm phán nhưng lạm quyền Chủ tọa theo điểm g và h tại Diễn biến phiên tòa phúc thẩm ngày 3/9/2014 của Biên bản phiên tòa, không cho ông Thành trình bày tranh luận, không xem chứng cứ bổ sung của ông Thành tại phiên tòa, không thay đổi người tiến hành tố tụng, không cung cấp giấy ủy quyềnđơn đề nghị xét xử vắng mặt và quyết định không thay đổi người tiến hành tố tụng cho ông Thành, không cho ông Thành ghi âm, ghi hình phiên tòa, không ký cam kết tuân theo pháp luật khi tiến hành tố tụng.

- Ông Đỗ Giang – Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Lý do: Là Thẩm phán nhưng không ký cam kết tuân theo pháp luật khi tiến hành tố tụng, làm việc riêng trong phiên tòa xét xử phúc thẩm, không phản đối khi Chủ tọa công bố tất cả những người tiến hành tố tụng đã ký vào quyết định không thay đổi người tiến hành tố tụng mâu thuẫn với sự thật là chưa ai ký vào quyết định đó; Nhưng không biết phê bình sai phạm của đồng chí và đồng nghiệp.

- Bà Trần Xuân Thủy      - Thẩm phán TAND Thành phố Hồ Chí Minh;

Lý do: Là Thẩm phán nhưng lại ban hành Văn bản số 678 có nội dung chơi chữ, mập mờ, lập lờ,  úp mở, mâu thuẫn, gian lận, gây tranh cãi và trái pháp luật ngay cả khi phiên tòa phúc thẩm ngày 26/02/2014 đã bị hoãn; Là Thẩm phán giải quyết vụ án nhưng lại từ chối tiếp xúc đương sự; Là Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm nhưng để cho Thẩm phán Nguyễn Văn Xuân điều khiển phiên tòa, hạn chế thời gian tranh luận của ông Thành để nhường phòng xét xử cho phiên tòa khác, tuyên án và bản án có nội dung khác nhau, không nhận văn bản Tranh luận phúc thẩm của ông Thành theo quy định của pháp luật; Nhưng không biết tự phê bình; Bất chấp pháp luật vượt quá nhiều với giá ông chủ đã mua và không ký cam kết tuân theo pháp luật khi tiến hành tố tụng.

- Bà Trịnh Ngọc Thúy      - Thẩm phán Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh;

Lý do: Là Thẩm phán nhưng lại thụ lý sai việc khởi kiện của ông Thành; Là Phó Chánh văn phòng Tòa án nhưng lại lạm quyền và tùy tiện ký vào Văn bản số 2299 trả lại đơn khiếu nại đang được thụ lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án.

- Ông Đoàn Quốc Dũng – Thư ký Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh; Bà Trần Thị Hiển và bà Phạm Thị Nguyên – Thư ký Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Lý do chung: Không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu có căn cứ và hợp pháp của ông Thành, làm sai lệch thông tin hồ sơ vụ án, không lập biên bản giao nộp tài liệu của ông Thành; Nhưng không biết nhận lỗi; Nói sai trái vượt quá nhiều với giá ông chủ đã mua.

- Bà Nguyễn Thị Én - Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Lý do: Là Kiểm sát viên tiến hành tố tụng dân sự và xét xử vụ án lao động số 91/2013/LĐ-PT ngày 9/12/2013 nhưng đã không kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 4 Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; không kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 6 Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; không kiểm sát việc giải quyết các vụ án lao động và những việc khác (khiếu nại, thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thay đổi người tiến hành tố tụng, thụ lý vụ án, xét xử tại phiên tòa…) theo quy định tại khoản 4 Điều 3, Điều 6, Điều 11, khoản 7 Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; không thực hiện nhiệm vụ theo, công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật khiếu nại.

5. Căn cứ các tài liệu, chứng cứ mà ông Thành đã chứng minh: Thứ nhất, “nội dung (chưa hết thời gian thử việc theo qui định) mà Công ty Quốc tế (SMI) đơn phương áp đặt thực hiện tại thời điểm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngày 26/3/2013” là nội dung vô hiệu; Thứ hai, “lý do ông Thành đã gây ra 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 của SMI ngày 26/3/2013” không phải là lý do có căn cứ và hợp pháp; Thứ ba, hợp đồng lao động giữa ông Thành và SMI giao kết thực hiện là hợp đồng lao động miệng không xác định thời hạn; Thứ tư, tranh chấp lao động là “tranh chấp về lý do mà SMI đã áp đặt không có cơ sở để thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Thành theo hình thức sa thải trái pháp luật”; Thứ năm, hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cơ quan và người tiến hành tố tụng;

Tòa án có tâm phục và khẩu phục mà thực hiện điểm d Luận cứ 2 của Bản án phúc thẩm và thừa nhận rằng:

a) Quyết định số 18 của SMI không phải là chứng cứ chứng minh lý do ông Thành đã gây ra 3 lỗi nêu trong Quyết định này. Không có tài liệu nào khác chứng minh 3 lỗi nêu trong Quyết định này là lỗi của ông Thành.

b) Công ty Quốc tế không chứng minh được 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 là lỗi của ông Thành thì lý do ông Thành đã gây ra 3 lỗi nêu trong Quyết định này không phải là lý do có căn cứ và hợp pháp và ông Thành có quyền và nghĩa vụ không phải chứng minh là mình không có lỗi. Tuy nhiên, ông Thành vẫn cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 không phải là lỗi và “lý do ông Thành đã gây ra 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18” không phải là lý do có căn cứ và hợp pháp.

c) Công ty Quốc tế áp đặt lý do không có căn cứ và hợp pháp để đơn phương chấm dứt hợp đồng theo hình thức sa thải trái pháp luật là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Yêu cầu 27 của Đơn khiếu nại ngày 29/10/2014 bị Tòa án trả lại kèm theo Văn bản số 2299 yêu cầu giải quyết khiếu nại như sau:

a) Căn cứ tài liệu, chứng cứ nào của Công ty Quốc tế chứng minh 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 là lỗi của ông Thành?
b) Công ty Quốc tế không chứng minh được 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 là lỗi của ông Thành thì lý do nêu trong Quyết định này có phải là lý do có căn cứ và hợp pháp không?
c) Công ty Quốc tế áp đặt lý do không có căn cứ và hợp pháp để đơn phương chấm dứt hợp đồng theo hình thức sa thải trái pháp luật là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật hay trái luật?

d) Tranh chấp lao động giữa ông Thành và Công ty Quốc tế là tranh chấp về “Lý do: ông Nguyễn Đức Thành đã ra 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18”. Tranh chấp hành chính giữa ông Thành và Tòa án, giữa ông Thành và Cơ quan hòa giải lao động là tranh chấp phát sinh trong quá trình tiến hành tố tụng do ông Thành có khiếu nại.

Tranh chấp hành chính giữa ông Thành và Tòa án, giữa ông Thành và Cơ quan hòa giải lao động là tranh chấp về: Thứ nhất, thụ lý vụ án; Thứ hai, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Thứ ba, thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ; Thứ tư, áp dụng pháp luật; Thứ năm, xác định tài liệu, chứng cứ để giải quyết tranh chấp lao động; Thứ sáu, quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật; Thứ bảy, thay đổi người tiến hành tố tụng; Thứ tám, giá trị pháp lý của văn bản ủy quyền người tham gia tố tụng; Thứ chín, yêu cầu khởi kiệnphạm vi khởi kiện; Thứ chín, các vi phạm tố tụng khác.

e) Nội dung “(chưa hết thời gian thử việc theo qui định)” của Quyết định số 18 mà Công ty Quốc tế (SMI) đơn phương áp đặt thực hiện tại thời điểm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngày 26/3/2013 mâu thuẫn với pháp luật không quy định người lao động và người sử dụng lao động phải thực hiện thời gian thử việc khi giao kết hợp đồng lao động và là nội dung bị vô hiệu. Các nội dung việc làm thử và thời gian thử việc trong các văn bản khác phát sinh theo nội dung “(chưa hết thời gian thử việc theo qui định)“ của Quyết định số 18 là nội dung bị vô hiệu. Không có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh giữa ông Thành và Công ty Quốc tế đã thỏa thuận thực hiện việc làm thử và thời gian thử việc tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động theo hình thức hợp đồng lao động miệng ngày 26/02/2013. Nội dung “(chưa hết thời gian thử việc theo qui định)” của Quyết định số 18 là chứng cứ chứng minh giữa ông Thành và Công ty Quốc tế không thỏa thuận thực hiện thời gian thử việc. Nội dung “ông Nguyễn Đức Thành là nhân viên lái xe” của Quyết định số 18 là chứng cứ chứng minh giữa ông Thành và Công ty Quốc tế không thỏa thuận thực hiện việc làm thử. Quyết định số 18 là chứng cứ chứng minh giữa ông Thành và Công ty Quốc tế không thỏa thuận làm thử việc lái xe.

f) Hợp đồng lao động giữa ông Thành và Công ty Quốc tế là loại hợp đồng không xác định thời hạn. Quyết định số 18 là chứng cứ chứng minh giữa ông Thành và Công ty Quốc tế không thỏa thuận về thời hạn và thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

g) Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 4/9/2014 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh và Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là các bản án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật và có kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

h) Việc tiến hành tố tụng của Tòa án và Viện kiểm sát không đảm bảo xét xử vô tư, công bằng, chính xác và đúng pháp luật. Việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không được thực hiện theo quy định của pháp luật, không bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời, làm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Thành.

6. Giải quyết các yêu cầu giải quyết khiếu nại của Đơn khiếu nại ngày 29/10/2014 bị Tòa án trả lại kèm theo Văn bản số 2299.

(Còn nữa)

MH68

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn